Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em

Tên dự án: Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam PCM2

Tên d án: Thúc đy qun lý cng đng ti Vit Nam PCM2

Mã dự án:                           PCM 2

Tài trợ:                               Cơ quan Hợp tác và  Phát triển Thụy Sỹ – SDC

Ngân sách:                         CHF 4.200.000

Chủ dự án:                         DWC

Đối tác:                              CDC Quảng Binh, RIC Hòa Bình.

Thời gian thực hiện:            7/ 2012 – 9/2016

Nhóm đi tượng

  • Người dân ủa 160 tổ/thôn, học sinh, giáo viên của 09 huyện/Thành phốở Thái Nguyên và Quảng Bình:
  • 06 huyện của tỉnh Thái Nguyên;
  • 03 huyện/thành phố của tỉnh Quảng Bình;
  • 24 trường THCS của Thái Nguyên và Quảng Bình.
  • Cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện và xã dự án.
  • Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam.

Mc đích chung

QLCĐ góp phần trao quyền cho các cộng đồng thông qua việc cộng đồng tham gia vào quá trình phát triển địa phương như là chủ thể của quá trình, đảm bảo các kết quả phát triển dựa vào cộng đồng, hòa nhập xã hội đầy đủ và công bằng cho mọi thành viên của cộng đồng

Mc tiêu d án

Quản lý cộng đồng tạo điều kiện thuận lợi cho các cộng đồng tự tổ chức phát triển, tăng cường đối thoại chính sách với chính quyền địa phương để các điều kiện sống của người dân, đặc biệt là người nghèo, được cải thiện, tận dụng và phổ biến các kinh nghiệm QLCĐ tới các bên liên quan khác.

Các kết qu mong đi

  1. Các cộng đồng tự quản địa phương cải thiện hiệu quả điều kiện sống cho cả phụ nữ và nam giới bằng việc áp dụng cách tiếp cận quản lý cộng đồng (QLCĐ).
  2. Các cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào đối thoại chính sách với chính quyền địa phương để đảm bảo trách nhiệm giải trình xã hội giữa công dân và chính quyền cho sự phát triển hòa nhập xã hội đầy đủ và công bằng.
  3. Quản lý cộng đồng được đẩy mạnh tại cấp huyện và tỉnh cho việc thể chế hóa bền vững, đảm bảo áp dụng quản lý cộng đồng sau khi dự án kết thúc.
  4. Các kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng phương pháp chính để thực hiện quản lý cộng đồng được tài liệu hóa dưới hình thức dễ sử dụng, thân thiện và có thể chuyển giao được tới lãnh đạo và cộng đồng địa phương trong các tỉnh dự án và các bên liên quan khác tại Việt Nam.

Hot đng

  1. Đánh giá hiện trạng ban đầu.
  2. Xây dựng Hồ sơ cộng đồng.
  3. Thành lập các Nhóm cộng đồng (CBGs) và các Nhóm học sinh nòng cốt.
  4. CBGs và các Nhóm học sịnh được xây dựng và thực hành.
  5. Quỹ QLCĐ cho các tổ/thôn/trường học.
  6. Hướng dẫn các tiểu dự án tự quản của CBG và các Nhóm học sinh.
  7. Quỹ thưởng cho các tổ/thôn/trường học điển hình
  8.  Quỹ sáng kiến.
  9. Xây dựng năng lực QLCĐ: Tập huấn kỹ năng và các tập huấn khác liên quan.
  10. Tập huấn cho học sinh và giáo viên nòng cốt.
  11. Tập huấn cho các lãnh đạo các cấp.
  12. Phản hồi giữa người dân và lãnh đạo địa phương.
  13. Lãnh đạo địa phương đánh giá các kết quả thực hiện tiểu dự án của các CBGs và các trường.
  14. Tổ chức đối thoại.
  15. Tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm.
  16. Tổ chức tham quan học hỏi.
  17. Các hoạt động của mạng QLCĐ.
  18. Chỉnh sửa tài liệu tập huấn liên quan.
  19. Hoàn thiện sổ tay QLCĐ.
  20. QLCĐ trở thành công cụ lập kế hoạch phát triển KTXH tại cấp xã/phường.
  21. Tổ chức các hội thảo quốc gia chia sẻ cách tiếp cận QLCĐ.
  22. Thực hiện đánh giá chi phí lợi ích.
  23. Xây dựng các tài liệu truyền thông.
  24. Quảng bá QLCĐ trên các kênh thông tin đại chúng…

© Copyright 2019-2024 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.