Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em

Hiệu quả của mô hình nuôi gà bản địa

Tác giả Hoàng Văn Thái – trưởng nhóm nuôi gà đen bản địa bản Huổi Bắc, xã Pha Mu, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Trước đây khi chưa có dự án INKOTA vào, tôi cùng với gia đình cũng nuôi gà theo các hộ gia đình khác, cũng cho ăn ngô, ăn, thóc nhưng tình trạng nuôi không được thuận lợi lắm, gà thường xuyên bị dịch, bị ốm. nên cũng không nuôi được số lượng nhiều, với khoảng 100 con mà số lượng sống chỉ có 60 con thôi. Người dân cũng không biết mua thuốc hay xử lý khi gà bị bệnh cả.

Từ khi dự án INKOTA vào năm 2021, chúng tôi đã thành lập nhóm nông dân sở thích nuôi gà đen bản địa. Tôi cùng với các thành viên trong nhóm được học hỏi các kiến thức về chăn nuôi và chăm sóc gà, được chuyên gia hướng dẫn, phân tích các điều chưa hợp lý trong việc nuôi gà tại một số hộ thành viên để các thành viên khác cùng nhau rút kinh nghiệm và thực hiện theo kỹ thuật đã được chuyên gia hướng dẫn. Đặc biệt các thành viên đã biết các triệu chứng cũng như cách phòng chống các bệnh cho con gà khi nuôi, cách tiêm vác xin cho gà khi còn nhỏ.

Nhờ vậy mà các thành viên đã mạnh dạn, tự tin hơn trong chăn nuôi. Với số lượng gà ban đầu là 50 con gà, đến nay số lượng gà đã tăng lên hơn một trăm con, có hộ lên tới 300 con gà, đấy là chưa kể số lượng trứng đã được đẻ ra cũng lên tới gần 200 quả.

Lứa gà đầu tiên đã cho bán, theo như sự thống nhất của cả nhóm thì mỗi hộ chỉ bán 20% tổng số đàn gà hiện có, còn lại sẽ duy trì và phát triển mở rộng số lượng đàn gà lên. Cũng theo như kế hoạch của nhóm thì trong 2 đến 3 năm tới, mô hình gà đen bản địa sẽ được nhân rộng ra trong toàn bản để duy trì được sản phẩm truyền thống có giá trị cao, mang lại thu nhập cho người dân chúng tôi.

Đến nay, gia đình tôi đã có 180 con gà, cùng với một ít đã thịt làm thức ăn cho gia đình thì gia đình tôi đã bán được 48 con, mỗi con từ 2kg -3kg với giá 175,000 đồng/1kg, bước đầu đã mang lại thu nhập cho gia đình. Để có được thành quả này là nhờ vào dự án hỗ trợ cách làm, tôi cảm ơn dự án!


© Copyright 2019-2024 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.