Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em

Dự án xã Thượng Bằng La

Tên d án: Đy mnh kiến thc đa phương trong thích ng vi biến đi khí hu"

Thông tin chung

Mã dự án:                               N-VNM-2017-0242

Nhà tài trợ:                             BfdW (BMZ hỗ trợ kinh phí)

Chủ dự án:                              DWC

Đối tác địa phương:                 UBND xã Thượng Bằng La.

Thời gian:                               1/4/2018 – 31/3/2020

Các nhóm đi tượng

Các nhóm đi tượng trc tiế

Khoảng 400 hộ gia đình trồng cây có múi trong xã (2.000 người), bao gồm 100 hộ nghèo được hưởng lợi từ các mô hình trồng cam ứng phó biến đổi khí hậu và 300 hộ khác hưởng lợi từ việc nâng cao nhận thức và tập huấn kỹ thuật về biến đổi khí hậu và canh tác cam ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các nhóm gián tiếp:

Hơn 6.000 người dân trong xã Thượng Bằng La sẽ được hưởng lợi từ một nguồn sinh kế được cải thiện. Chính quyền địa phương và các cán bộ khuyến nông tại cấp tỉnh, huyện và xã, những người tham dự vào các hoạt dộng dự án, sẽ được hưởng lợi từ việc nâng cao nhận thức về các tác động của biến đổi khí hậu, cập nhật kiến thức và kỹ thuật về canh tác cây có múi ứng phó biến đổi khí hậu.

Mc đích của dự án

Mô hình canh tác cây có múi thích ứng với biến đổi khí hậu một cách bền vững được thực hiện tại tỉnh Yên Bái.

Mc tiêu của dự án

  1. Mô hình trồng cây ăn quả có múi bền vững được áp dụng trong cộng đồng tại xã Thượng Bằng La.
  2. Thu nhập bình quân từ các trang trại trồng cây ăn quả có múi tăng lên.

Các ch s

  1. Khi kết thúc dự án, ít nhất 250 hộ dân sẽ áp dụng mô hình trồng cây ăn quả có múi bền vững được dự án giới thiệu.
  2. Khi kết thúc năm thứ nhất của dự án, các bản kế hoạch kinh doanh của các hộ trồng cây ăn quả có múi được xây dựng và thực hiện tại 10 nhóm nông dân (khoảng 100 hộ).
  3. Khi kết thúc dự án, thu nhập từ trồng cây ăn quả có múi của 100 hộ tăng lên 10%.

Các hot đng

  1. Tổ chức một hội thảo giới thiệu mục đích, mục tiêu, kết quả, cách tiếp cận, kế hoạch hoạt động, ngân sách, vai trò và trách nhiệm các bên và các hoạt động M&E của dự án.
  2. Thực hiện điều tra KAP (Kiến thức-Thái độ-Thực hành) trên khoảng 400 hộ trồng cây có múi để đánh giá các phương diện trên của nông dân đối với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai và canh tác bền vững cây có múi. Một báo cáo KAP sẽ được soạn thảo để hình thành thông tin cơ bản cho việc đo lường sự biến chuyển của nông dân vào cuối dự án.
  3. Thực hiện nghiên cứu thị trường cây có múi tập trung vào việc rà soát thực trạng sản xuất và tiêu thụ cây có múi để nhận diện được các cơ hội cải thiện sản xuất và thu nhập. AMDI sẽ thực hiện hoạt động này với sự tham gia của chính quyền địa phương, văn phòng khuyến nông và các nông dân được lựa chọn.
  4. Thực hiện đánh giá CVCA (mức độ dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng với khí hậu) để nhận diện được mức độ dễ bị tổn thương và các giải pháp bảo vệ đối với sinh kế và cộng đồng trước biến đổi khí hậu; và đưa ra các lựa chọn ứng phó tại cấp độ hộ gia đình. Cuộc đánh giá sẽ được thúc đẩy bởi AMDI với sự tham gia của 400 nông dân thông qua việc cung cấp thông tin và thảo luận.
  5. Tổ chức một chuỗi các khóa tập huấn để cung cấp một bức tranh toàn cảnh về biến đổi khí hậu, tập trung vào sự tác động đến sản xuất cây có múi. Các khóa tập huấn được thiết kế để (i) báo cáo về các phát hiện quan trọng trong điều tra KAP và CVCA và (ii) giải thích tầm quan trọng của cả nông dân và các biện pháp kĩ thuật. Sau các khóa tập huấn, tham dự viên bao gồm nông dân và chính quyền địa phương sẽ nhận thức được về tiến trình dự án, các tác động dự kiến đến địa phương và hiểu được các khái niệm cơ bản của biến đổi khí hậu.
  6. Tổ chức các khóa tập huấn (i) để nhận diện các khả năng tổn thương và các mạo hiểm ưu tiên theo cách nhìn nhận của nông dân và các biện pháp kĩ thuật dự kiến, và (ii) liệt kê các cơ hội tiềm năng cho các biện pháp ứng phó cho canh tác cây có múi bằng việc sử dụng các kiến thức và kỹ thuật bản địa.
  7. Tổ chức các hội thảo tập trung vào các kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu tại cấp cơ sở cho viêc sản xuất cây có múi.
  8. Thực hiện các biện pháp thích ứng thử nghiệm, bao gồm nhưng không hạn chế trong việc giới thiệu các loại cây có múi có khả năng chống trọi cao (như cây chanh tây), các loại thực vật trồng đệm, sử dụng hiệu quả cá loại phân bón và quản lý đất trên vùng đồi dố 10 nhóm nông dân, khoảng 100 hộ gia đình, sẽ được thành lập và hỗ trợ bởi các chuyên gia kỹ thuật để áp dụng các kĩ thuật canh tác bền vững thích ứng biến đổi khí hậu trên cây có múi. Các chi phí cho giống, chế phẩm sinh học và máy cắt cỏ trên đồi dốc sẽ được chia 70/30 giữa dự án và người hưởng lợi.
  9. Phát triển các kế hoạch kinh doanh cho sản xuất cây có múi với việc xem xét đến vai trò của thương lái và chiến lược giao dịch với họ. Dự án cũng tìm kiếm các cơ hội để tăng cường năng lực thương thảo cho nông dân thông qua thành lập một tổ hợp tác dựa trên 10 nhóm nhông dân, cũng như cân nhắc việc phát triển cho một thương hiệu bản quyền mới là “Cam Văn Chấn”.
  10. Các hoạt động Quản lý và Giám sát đánh giá.

© Copyright 2019-2024 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.