Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em

Dự án xã Tân Lợi

Tên d án: “Thúc đy s tham gia ca người dân và các d án t qun nhm ci thin điu kin sng ti xã Tân Li, huyn Đng H, tnh Thái Nguyên”

Thông tin dự án

Mã dự án:               P-3099

Nhà tài trợ:             INKOTA

Chủ dự án:             DWC

Đối tác địa phương: UBND và HLHPN Đồng Hỷ

Nhóm đối tượng hưởng li

  • 36 thành viên nòng cốt tại ba thôn dự án (Cầu Lưu, Đồng Lâm và Bờ Tấc) của xã Tân Lợi được xây dựng năng lực về kỹ năng và phương pháp thúc đẩy, thiết kế dự án dựa trên khung lô gic, cách tiếp cận quản lý cộng đồng và quản lý tài chính để có thể hướng dẫn việc lập kế hoạch và thực hiện các dự án tự quản.
  • 40 nông dân nòng cốt sẽ đủ khả năng áp dụng các phương pháp canh tác bền vững và sinh hoạt trong nhóm hợp tác nhờ được đi tham quan và tập huấn
  • Toàn bộ người dân trong ba thôn dự án (1.269 người thuộc 284 hộ dân) sẽ được hưởng lợi nhờ áp dụng cách tiếp cận quản lý cộng đồng và lập kế hoạch, thực hiện các dự án phát triển
  • 60 đại diện lãnh đạo địa phương và đại diện các tổ chức quần chúng sẽ được tham vấn và tham gia vào các hoạt động dự án như là những cố vấn cho dự án (trong đó có ít nhất 30 phụ nữ).
  • Toàn bộ người dân trong xã Tân Lợi (110.170 người) sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ dự án.

Mc đích ca d án

Dự án đóng góp vào cải thiện điều kiện sống tại huyện Đồng Hỷ và đặc biệt là ở xã Tân Lợi thông qua việc định hướng các dự án phát triển cộng đồng theo phương pháp tham gia và phát triển bền vững.

Mục tiêu d án

Người dân Tân Lợi tự xây dựng và thực hiện thành công các giải pháp để giải quyết các thách thức của họ cùng với lãnh đạo địa phương.

Các kết quu ra

  1. Các thành viên nòng cốt được lựa chọn sẽ được đào tạo và đủ khả năng xác định nhu cầu phát triển cùng với người dân trong thôn, xây dựng các giải pháp để giải quyết bằng phương pháp tham gia với sự hỗ trợ của các lãnh đạo địa phương.
  2. Đối thoại có tính xây dựng giữa người dân và chính quyền địa phương về các chính sách pháp luật hiện hành và các thách thức trong phát triển được thực hiện tại xã Tân Lợi.
  3. Các nông dân được lựa chọn được tăng cường năng lực tại thực địa về nông nghiệp bền vững và chia sẻ cho người dân trong thôn về kiến thức và kinh nghiệm của họ.
  4. Cách tiếp cận quản lý cộng đồng được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch các hoạt động phát triển tại xã Tân Lợi.
  5. Cách tiếp cận quản lý cộng đồng được thúc đẩy tại cấp huyện.

Các hot đng

  1. Giới thiệu dự án tại xã Tân Lợi và ba thôn dự án.
  2. Tập huấn cho 36 thành viên nòng cốt về kỹ năng và phương pháp thúc đẩy, thiết kế dự án, bình đẳng giới, quản lý cộng đồng và quản lý tài chính.
  3. Đối thoại giữa chính quyền xã Tân Lợi và người dân cho các thôn dự án.
  4. Tuyên truyền về chính sách pháp luật liên quan cho các thôn dự án.
  5. Thăm quan về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho 24 nông dân nòng cốt.
  6. Khảo sát có sự tham gia để xác định các điểm mạnh và các thách thức trong sản xuất nông nghiệp tại ba thôn dự án cho 24 nông dân nòng cốt.
  7. Họp chia sẻ kết quả về chuyến tham quan và kết quả khảo sát cũng như thảo luận về các giải pháp để tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp và tăng năng suất trong nông nghiệp cho các thôn dự án.
  8. Tập huấn về tiết kiệm và vay vốn cho nông dân nòng cốt.
  9. Tập huấn cho 40 nông dân nòng cốt về sản xuất nông nghiệp hữu cơ (như chè hữu cơ, chế biến chè).
  10. Họp thôn chia sẻ kinh nghiệm giữa người dân và nông dân nòng cốt.
  11. Họp thôn để chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tiểu dự án.
  12. Họp tại cấp xã để phê duyệt tiểu dự án.
  13. Thực hiện 20 tiểu dự án cộng đồng.
  14. Họp tại cấp xã để chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tiểu dự án.
  15. Tập huấn cho 30 lãnh đạo cấp huyện và xã về quản lý cộng đồng và Nghị định 161/TTg/2016 về cơ chế đặc thù trong Chương trình MTQG.
  16. Tập huấn cho lãnh đạo cấp huyện, xã về bình đẳng giới thực chất và kỹ năng lãnh đạo.
  17. Hội thảo tại huyện để chia sẻ về việc áp dụng quản lý cộng đồng.
  18. Thiết kế và in ấn 500 cuốn sách về áp dụng quản lý cộng đồng để phân phát cho các xã trong huyện.
  19. Họp Ban quản lý dự án sáu tháng một lần.
  20. Sơ kết hàng năm dự án để rút ra các bài học kinh nghiệm.
  21. Giám sát định kỳ của cán bộ.

© Copyright 2019-2024 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.