Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em

Dự án xã Phúc Thuận

Tên d án: “Tăng cường cách tiếp cn t giúp cho các cng đng nông thôn ti xã Phúc Thun, Ph Yên Thái Nguyên”

Thông tin dự án

Mã dự án

Misereor:                                      339-017-1013 ZG 

BfdW:                                           N-VNM-2017-3040

Nhà tài trợ:                                    Misereor (79%) và BfdW (21%)

Chủ dự án:                                    DWC

Đối tác địa phương:                       UBND và HLHPN thị xã Phổ Yên.

Thời gian thực hiện:                       01/4/2017 – 31/3/2020

Nhóm hưởng lợi

Trực tiếp

  • Khoảng 2.100 hộ dân tại 06 xóm với người dân tộc Sán Dìu và Dao chiếm khoảng 80%:
  • 924 người dân sẽ được hưởng lợi từ các biện pháp nâng cao nhận thức, các tiểu dự án phát triển và việc xây dựng các hệ thống biogas.
  • 46 thành viên nòng cốt, bao gồm 23 nữ, sẽ được tập huấn về việc áp dụng cách tiếp cận quản lý cộng đồng;
  • 120 hộ dân sẽ được tập huấn và thực hành dưới sự hỗ trợ chặt chẽ của chuyên gia về sản xuất hàng hóa theo định hướng thị trường nhằm nâng cao thu nhập.
  • 10 cán bộ chính quyền cấp xã sẽ tham gia vào các khóa tập huấn/hội thảo và đối thoại.

Gián tiếp

  • Khoảng 15.500 hộ dân xã Phúc Thuận được hưởng lợi từ các tiểu dự án phát triển và nâng cao nhận thức tự giúp, sự tham gia của cộng đồng và các chiến lược sản xuất hàng hóa.

Mc đích của dự án:

Góp phần phát triển bền vững các cộng nông thôn nghèo tại tỉnh Thái Nguyên.                          

Mc tiêu của dự án:

  1. Chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình tại 6 xóm dự án được cải thiện và là kết quả của việc tăng khả năng tự lực của người dân cũng như nhờ cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường và các chiến lược sinh kế.
  2. Nông dân tại 6 xóm dự án có thể thay đổi từ cách thức sản xuất tự cung sang cách thức sản xuất định hướng theo thị trường nhằm nâng cao thu nhập.

Các ch s:

  1. Đến cuối dự án, có ít nhất 20 tiểu dự án phát triển được tự quản lý bởi người dân địa phương (tự quản lý về mặt lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá) và đạt được mục tiêu họ đề ra.
  2. Đến cuối dự án, ít nhất 75% các thành viên Câu lạc bộ cộng đồng xác nhận rằng chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện nhờ các biện pháp của dự án.
  3. Đến cuối dự án, ít nhất năm trên sáu Nhóm tự giúp (bao gồm 100 hộ nông dân) ký được hợp đồng với thương lái.

Các hoạt động

  1. Tổ chức các cuộc họp xóm để giới thiệu dự án, thành lập 4 Câu lạc bộ Cộng đồng (CC) tại bốn xóm dự án mới, bầu chọn các thành viên nòng cốt.
  2. Tập huấn cho các thành viên nòng cốt về pháp lệnh dân chủ, quản lý cộng đồng, kỹ năng thúc đẩy, thiết kế và quản lý tài chính cho các tiểu dự án phát triển, giới và dự án phát triển.
  3. Nâng cao năng lực: sinh hoạt xóm về luật pháp và chính sách liên quan, giới và sản xuất hàng hóa; đối thoại giữa chính quyền địa phương và các thành viên CC để thảo luận về các vấn đề quan tâm tại địa phương và đề ra giải pháp.
  4. Hỗ trợ 4 CC thực hành áp dụng cách tiếp cận QLCĐ để xây dựng 4 đoạn đường trong xóm.
  5. Thành lập các Nhóm tự giúp bao gồm các thành viên của CC nhằm giải quyết các khó khăn chung thông qua thực hiện các tiểu dự án phát triển.
  6. Hỗ trợ các Nhóm tự giúp trong việc nộp và đệ trình các đề xuất tiểu dự án từ các nguồn vốn nhỏ, phí được phân chia theo tỷ lệ 70%/30% giữa dự án và các nguồn vốn huy động tại địa phương.  Một Ban thẩm định sẽ đánh giá các đề xuất dự án.
  7. Một hội thảo chia sẻ về các kinh nghiệm thực hiện tốt của các xóm.
  8. Hỗ trợ 75% chi phí xây dựng hệ hống biogas cho 18 hộ nghèo/cận nghèo.
  9. Tổ chức 1 chuyến tham quan học tập cho 20 nông dân được chọn để học tập từ các mô hình sản xuất theo định hướng thị trường thành công.
  10. Thực hiện 1 cuộc khảo sát có sự tham gia để nhận diện được các sản phẩm có tính cạnh tranh cao nhất tại địa phương.
  11. Tổ chức các cuộc họp xóm để thảo luận về các kết quả của chuyến tham quan học tập và cuộc khảo sát, thảo luận về các chiến lược sinh kế đã thành công trong các xóm, thành lập các Nhóm tự giúp. Các Nhóm tự giúp lập kế hoạch mô hình sinh kế và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  12. Tổ chức 1 hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện cách thức sản xuất mới cho các thành viên Nhóm tự giúp.
  13. Thành lập Nhóm tiết kiệm và vay vốn cho các thành viên Nhóm tự giúp từ tiền tiết kiệm của chính họ.
  14. Tập huấn về các kỹ năng vận hành của chương trình tiết kiệm và vay vốn và về các kỹ thuật nông nghiệp mới.
  15. Cung cấp nguồn vốn ban đầu nhỏ cho các Nhóm tự giúp để trợ giúp cho các hoạt động khởi điểm của nhóm (như các chi phí đi lại, kiểm tra chất lượng, marketing, đóng gói...). Các thành viên nhóm tự giúp chịu trách nhiệm vận hành và huy động thêm nguồn vốn và duy trì chúng sau khi dự án kết thúc.
  16. Tổ chức 1 hội chợ thương mại để tiếp thị các sản phẩm của các nhóm tự giúp cho các thương lái và các thị trường phù hợp.
  17. Các cuộc họp định kỳ nửa năm và một năm và một cuộc đánh giá bên ngoài cuối kỳ dự án sẽ được thực hiện.
  18. Giám sát & Đánh giá nội bộ của các cán bộ dự án DWC.

© Copyright 2019-2024 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.