Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em

Dự án tại huyện Than Uyên

Tên dự án:

Thúc đẩy sự tham gia của người dân tộc thiểu số thông qua các dự án tự quản tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Thông tin chung

Mã số dự án:

 

P-5821

Nhà tài trợ:

 

INKOTA

Chủ dự án:

 

DWC

Đối tác địa phương:

 

UBND huyện Than Uyên

Thời gian thực hiện:

 

01.07.2021 - 31.12.2024

 Nhóm đối tượng

Đối tượng hưởng lợi trực tiếp:

  • Nhóm mục tiêu bao gồm 1,388 người dân tại bốn thôn dự án (Thẩm Phé, Bản Hàng, Huổi Bắc và Phá Khôm):
    • 40 thành viên nhóm nòng cốt cộng đồng,
    • 04 tổ hợp tác,
    • 20 trưởng các thôn không thuộc dự án, và
    • 12 cán bộ chính quyền địa phương của huyện và hai xã.

Đối tượng hưởng lợi gián tiếp:

  • Toàn bộ người dân của hai xã dự án (khoảng 12.130 người).

 Mục đích dự án:

Phát triển cộng đồng ở hai xã dự án có tính bền vững và dựa trên nhu cầu của người dân địa phương.

Mục tiêu dự án:

  • Người dân tại các xã Mường Kim và xã Pha Mu xây dựng được các giải pháp của riêng mình để khắc phục những thách thức của địa phương và cùng với chính quyền địa phương thực hiện thành công các giải pháp này

Các chỉ số đo của mục tiêu:

  1. Các chia sẻ định kỳ giữa người dân và chính quyền địa phương được thực hiện trong bốn thôn dự án nhằm thảo luận về các nhu cầu và các giải pháp phát triển.
  2. Với sự thúc đẩy của 40 thành viên nòng cốt cộng đồng và chuyên sâu của 30 nông dân nhỏ khác, ít nhất 16 tiểu dự án phát triển được lập kế hoạch và thực hiện bằng phương pháp tham gia.

 Các hoạt động chính

  1. 01 cuộc họp giới thiệu dự án tại huyện và 04 cuộc họp giới thiệu dự án tại bốn thôn.
  2. Tập huấn cho 40 thành viên cộng đồng nòng cốt về các chủ đề liên quan đến QLCĐ
  3. 04 cuộc họp thôn nhằm thúc đẩy người dân bàn bạc phân tích các thuận lợi, khó khăn trong thôn, đề xuất các tiểu dự án, xếp thứ tự ưu tiên.
  4. Các cuộc họp chuyên đề tại thôn về chính sách/pháp luật của Việt Nam, các chủ đề liên quan đến nông nghiệp bền vững (16 cuộc trong vòng 3.5 năm).
  5. 08 cuộc đối thoại giữa người dân và chính quyền địa phương. 
  6. 04 cuộc họp thôn thành lập các Tổ hợp tác.
  7. 01 cuộc tham quan mô hình nông nghiệp bền vững cho 36 nông dân tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm về Mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn/hữu cơ. 
  8. Các cuộc họp thôn để rút ra bài học kinh nghiệm từ chuyến tham quan mô hình và các kiến thức/kỹ năng thu được từ các khóa tập huấn.
  9. Tập huấn cho thành viên các Tổ hợp tác về các chủ đề liên quan.
  10. Các hoạt động quảng bá sản phẩm cho các Tổ hợp tác (tham gia vào các hoạt động của tỉnh/huyện để quảng bá các sản phẩm nông nghiệp), nơi mà người nông dân mang sản phẩm của họ đến chào hàng và quảng bá thương hiệu cũng như bán sản phẩm cho các khách tham quan. 
  11. Các cuộc họp thôn để phê duyệt các đề xuất tiểu dự án phát triển.
  12. Thực hiện ít nhất 16 tiểu dự án phát triển của các Nhóm cộng đồng và Tổ hợp tác với 25% chi phí đóng góp bởi người dân địa phương.
  13. Các cuộc họp đánh giá quá trình thực hiện tiểu dự án phát triển vào cuối mỗi đợt hoàn thành các tiểu dự án.
  14. 04 cuộc họp chia sẻ kinh nghiệm về quá trình lập kế hoạch và thực hiện các tiểu dự án của các Nhóm cộng đồng và các Tổ hợp tác để các thôn học hỏi kinh nghiệm của nhau. 
  15. Tập huấn với sự tham gia của 35 thành viên về quản lý cộng đồng (tại huyện) cho các Trưởng thôn của 20 thôn ngoài thôn dự án và lãnh đạo hai xã Mường Kim và xã Pha Mu để trao đổi về lợi ích và chu trình của phương pháp quản lý cộng đồng.
  16. Họp Ban quản lý dự án địa phương và cán bộ của DWC nửa năm một lần.
  17. 01 cuộc họp đánh giá cuối kỳ về các kết quả dự án đạt được.
  18. Giám sát định kỳ của cán bộ DWC.
  19. Kiểm toán dự án (hàng năm).

© Copyright 2019-2024 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.