Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em

Dự án tại huyện Pác Nặm – Giai đoạn 1

Tên dự án:

Phát triển bền vững thông qua tăng cường năng lực tự giúp của các cộng đồng dân tộc thiểu số, giai đoạn 1

Thông tin chung

Mã số dự án:

 

N-VNM-2022-0147

Nhà tài trợ:

 

Bánh mỳ cho Thế giới (BftW)

Chủ dự án:

 

DWC

Đối tác địa phương:

 

UBND tỉnh Bắc Kạn,

UBND huyện Pác Nặm

Thời gian thực hiện:

 

01.10.2022 - 30.09.2025

 

Nhóm đối tượng

Đối tượng hưởng lợi trực tiếp:

  • 155 thành viên nòng cốt cộng đồng bao gồm người dân, các trưởng thôn, chi hội liên hiệp phụ nữ thôn, tại 4 xã đích (Bộc Bố, Giáo Hiệu, Công Bằng và Cao Tân) với gần 100% là người dân tộc thiểu số.
  • Toàn thể người dân đang sinh sống tại 22 thôn tại 4 xã dự án, đa phần là người dân tộc thiểu số nghèo sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động xây dựng năng lực, các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và các mô hình sinh kế (6,500 người thuộc 1,200 hộ).
  • Các học sinh của 2 trường trung học cơ sở tại xã Bộc Bố và xã Công Bằng.
  • 19 cán bộ chính quyền địa phương bao gồm cả cấp huyện, xã và lãnh đạo HLHPN cùng với 40 giáo viên, những người sẽ tham gia trong các hoạt động tập huấn, giám sát và đánh giá.

Đối tượng hưởng lợi gián tiếp:

  • Khoảng 13.900 người dân địa phương của 04 xã dự án.

 

Mục đích dự án:

Chất lượng cuộc sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo tại tỉnh Bắc Kạn được cải thiện một cách bền vững.

 

Mục tiêu dự án:

Mục tiêu 1:

Điều kiện sống của người dân tộc thiểu số tại 22 thôn dự án được cải thiện thông qua áp dụng quản lý cộng đồng (QLCĐ) để phát triển các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và mô hình sinh kế thân thiện với môi trường.

Mục tiêu 2:

Dinh dưỡng trong bữa ăn của các học sinh của hai trường trung học cơ sở được cải thiện nhờ sự tăng cường kiến thức và áp dụng các phương thức trồng rau thân thiện với môi trường của các em học sinh.

Các chỉ số đo của mục tiêu:

Chỉ số 1.1:

Đến cuối dự án, 170 hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại các thôn dự án canh tác được thêm vụ thứ hai nhờ có các kế hoạch cải thiện nước tưới tiêu (ít nhất 50% là nữ)

Chỉ số 1.2:

Đến cuối dự án, ít nhất 3 mô hình sinh kế thân thiện với môi trường (ví dụ trồng mận/quýt, rau củ, và nuôi lợn đen) được phát triển và đi vào hoạt động bởi nông dân người dân tộc thiểu số tại địa phương (ít nhất 50% nữ)

Chỉ số 1.3:

Đến cuối dự án, thu nhập trung bình của 250 thành viên của các nhóm Nông dân sở thích (60% nữ) được cải thiện 12% thông qua các mô hình sinh kế thân thiện với môi trường.

Chỉ số 2.1:

Đến cuối dự án, 240 học sinh có bữa trưa với rau củ không hóa chất được cung cấp từ hai vườn trường mới được thành lập.

 

Các hoạt động chính

  1. Các hội thảo giới thiệu dự án tại cấp huyện, xã và thôn để giới thiệu về các nội dung cơ bản của dự án và cách tiếp cận QLCĐ.
  2. Các cuộc họp thôn để lập hồ sơ cộng đồng, nhận diện các nguồn lực địa phương, và thực hiện phân tích SWOT bằng phương pháp tham gia. Các cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân địa phương để thảo luận về các vấn đề phát triển tại cộng đồng địa phương và các giải pháp khả thi.
  3. Các cuộc sinh hoạt chuyên đề thôn về chính sách/pháp luật liên quan đến cộng đồng như nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, tổ hợp tác v.v. được thực hiện với các chuyên gia về chủ đề liên quan.
  4. Các khóa tập huấn cho các thành viên nòng cốt cộng đồng và chính quyền địa phương về các chủ đề liên quan đến QLCĐ.
  5. Các cuộc họp thôn để thành lập các nhóm nông dân sở thích – NDST, thực hiện nghiên cứu thị trường và chia sẻ chia sẻ kết quả nghiên cứu.
  6. Xây dựng năng lực cho thành viên các nhóm NDST bao gồm các chủ đề: quản lý và vận hành tổ nhóm, ghi chép sổ sách; tập huấn kỹ thuật về canh tác và chăn nuôi không hóa chất; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, marketing và bán sản phẩm, sơ chế và đóng gói.
  7. Thúc đẩy việc học tập lẫn nhau của các nhóm NDST thông qua các cuộc họp định kì mẫu; các cuộc chia sẻ giữa thành viên của các nhóm NDST; các cuộc thăm quan học hỏi tới các mô hình nông nghiệp bền vững thành công; tham gia vào hội chợ nông nghiệp cấp huyện/tỉnh.
  8. Các cuộc họp thôn để xác định và xếp hạng ưu tiên cho các thách thức phát triển của cộng đồng địa phương tập trung vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng cấp thôn, và phát triển các mô hình sinh kế thân thiện với môi trường tạo thu nhập sẽ được thực hiện bởi các nhóm cộng đồng, NCĐ, và các nhóm NDST. Các sáng kiến dự án để giải quyết các vấn đề được lựa chọn sẽ được thẩm định trong các cuộc họp dựa trên các tiêu chí về độ cấp thiết, người hưởng lợi, ngân sách cần hỗ trợ và nhạy cảm giới.
  9. Thực hiện các tiểu dự án bởi các NCĐ và nhóm NDST.
  10. Các cuộc họp thôn mẫu cho đánh giá kết quả thực hiện các tiểu dự án cùng với các hội thảo tại cấp xã để chia sẻ về các thực hành tốt.
  11. Cách tiếp cận QLCĐ được thúc đẩy thông qua trang thông tin điện tử/mạng xã hội Facebook của DWC, đơn vị truyền thông cấp tỉnh và huyện; Hội thảo chia sẻ cấp huyện kết hợp với thăm thực địa để thảo luận về các cơ hội áp dung/lan rộng QLCĐ trong các chương trình của Chính phủ.
  12. Hội thảo giới thiệu dự án tại 2 trường; thành lập nhóm các học sinh nòng cốt được (50% nữ); Tập huấn về kỹ năng thúc đẩy, truyền thông và làm việc nhóm cho các học sinh nòng cốt.
  13. Các diễn đàn trường và sinh hoạt chuyên đề, và cung cấp sách/tài liệu hướng tới nâng cao nhận thức của học sinh trong trường về tầm quan trọng của nông nghiệp bền vững với sức khỏe và môi trường.
  14. Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để thành lập 2 vườn trường trồng rau củ/dược liệu và cải thiện không gian xanh cho quang cảnh trường học. Hội thảo lập kế hoạch để phát triển hai vườn trường.
  15. Các chuyến thăm quan trao đổi giữa 2 trường với sự tham gia của các giáo viên và học sinh từ các trường khác, và thăm vườn trường cho các phụ huynh học sinh. Các giáo viên của 2 trường sẽ đồng hành cùng các học sinh trong tất cả các hoạt động của dự án…

© Copyright 2019-2024 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.