Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em

Dự án tại huyện Ngân Sơn

Tên dự án:

 Phát triển nhờ tham gia và sở hữu cộng đồng tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

Thông tin chung

Mã số dự án:

N-VNM-2020-0151

Nhà tài trợ:

Bánh mỳ cho Thế giới (BftW)

Chủ dự án:

DWC

Đối tác địa phương:

VP Điều phối NTM tỉnh Bắc Kạn và

UBND huyện Ngân Sơn

Thời gian thực hiện:

01.07.2020 – 30.06.2023

Nhóm đối tượng

Đối tượng hưởng lợi trực tiếp:

  • 3.080 người dân địa phương tại 18 thôn, trong đó gần 100% là người dân tộc thiểu số Tày, Nùng và Dao, sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động nâng cao năng lực tự quản và việc thực hiện các dự án phát triển quy mô nhỏ;
  • 120 thành viên nòng cốt, bao gồm ít nhất 60 nữ (50%), được tập huấn áp dụng cách tiếp cận quản lý cộng đồng;
  • 180 thành viên các tổ hợp tác được tham gia các khóa tập huấn và được hướng dẫn về sản xuất theo hướng hàng hóa nhằm mục đích nâng cao thu nhập;
  • Khoảng 25 người, bao gồm các lãnh đạo Hội LHPN và cán bộ cấp xã và huyện tham gia vào hoạt động đối thoại và các hoạt động khác của dự án.

Đối tượng hưởng lợi gián tiếp:

  • Khoảng 6.200 người dân địa phương của 03 xã dự án sẽ được hưởng lợi từ các việc thực hiện các tiểu dự án phát triển và hoạt động xây dựng năng lực về năng lực tự giúp, bình đẳng giới và các chiến lược phát triển cộng đồng có sự tham gia.

Mục đích dự án:

Hoạt động phát triển thôn bền vững được tại tỉnh Bắc Kạn được cải thiện thông qua việc áp dụng cách tiếp cận quản lý cộng đồng.

Mục tiêu dự án:

Năng lực tự quản của cộng đồng địa phương được cải thiện trong việc giải quyết các vấn đề phát triển

Các chỉ số đo của mục tiêu:

  1. Đến cuối dự án, 65 dự án phát triển quy mô nhỏ được tự quản thành công bởi các cộng đồng liên quan trực tiếp (tự quản trong việc lên kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá; một dự án được coi là tự quản thành công khi nó đạt được các mục tiêu đề ra).
  2. Đến cuối dự án, các mô hình nông nghiệp được vận hành bởi các nhóm Nông dân sở thích (NDST) áp dụng quản lý cộng đồng tạo ra được thu nhập trung bình tăng 15% cho 150 hộ thành viên các nhóm NDST.
  3. Đến cuối năm thứ 2 của dự án, 8 nhóm NDST phát triển thành các Tổ hợp tác được Nhà nước chứng nhận.

Các hoạt động chính

  1. Tổ chức 40 cuộc họp cộng đồng để giới thiệu các mục tiêu và hoạt động của dự án; thành lập các Nhóm cộng đồng và bầu chọn 120 thành viên nòng cốt cộng đồng; lập hồ sơ cộng đồng và lựa chọn các ưu tiên cộng đồng cần giải quyết.
  2. Thực hiện 15 khóa tập huấn cho các thành viên nòng cốt cộng đồng về Quản lý cộng đồng; Kỹ năng thúc đẩy; Thiết kế dự án quy mô nhỏ; Quản lý tài chính; Giới và dự án phát triển.
  3. Thực hiện 54 cuộc sinh hoạt thôn, được thúc đẩy bởi các chuyên gia pháp lý để cung cấp cho người dân các thông tin về pháp luật và chính sách liên quan (như pháp luật về đất đai và pháp luật về bình đẳng giới).
  4. Thúc đẩy 36 cuộc đối thoại giữa chính quyền và cộng đồng địa phương để thảo luận và thống nhất phương án giải quyết các vấn đề tại địa phương.
  5. Tổ chức 18 cuộc họp để thành lập 18 nhóm Nông dân sở thích với 180 người.
  6. Thực hiện 15 khóa tập huấn cho nhóm Nông dân sở thích về Quản lý tổ/nhóm và hạch toán kinh tế hộ; Sản xuất phân vi sinh hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật từ thảo mộc; Kiến thức và kỹ thuật nói chung cho các sản phẩm nông nghiệp được quan tâm.
  7. Thực hiện 06 khóa tập huấn cho 03 thành viên quản lý của mỗi nhóm Nông dân sở thích về Lập kế hoạch kinh doanh và quản lý sổ sách; Kỹ năng bán hàng (bao gồm quảng cáo và thương lượng).
  8. Thực hiện 01 cuộc nghiên cứu thị trường và 01 hội thảo chia sẻ các kết quả nghiên cứu.
  9. Thực hiện 01 cuộc khảo sát số liệu ban đầu.
  10. Tổ chức 02 cuộc thăm quan học hỏi tại các mô hình phát triển kinh tế thành công.
  11. Tổ chức 09 cuộc thẩm định và phê duyệt các đề xuất dự án phát triển của cộng đồng.
  12. Thực hiện các dự án phát triển quy mô nhỏ (Tiểu dự án) bởi các nhóm cộng đồng, nhóm nông dân sở thích với tỷ lệ đối ứng ít nhất 25%.
  13. Tham gia 02 triển lãm nông nghiệp để quảng bá sản phẩm của các nhóm NDST.
  14. Tổ chức 06 cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tiểu dự án.
  15. Các hoạt động khác: Thành lập và họp Ban quản lý dự án định kỳ, theo dõi giám sát, kiểm toán 6 tháng một lần, sơ kết giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ từ bên ngoài…

© Copyright 2019-2024 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.