Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em

Dự án tại huyện Kim Bôi – Giai đoạn 2

Tên dự án:

 Tăng cường năng lực tự giúp cho các cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình (tiếp tục)

Thông tin chung

Mã số dự án:

N-VNM-2019-0336

Nhà tài trợ:

Bánh mỳ cho Thế giới (BftW)

Chủ dự án:

DWC

Đối tác địa phương:

UBND và HLHPN huyện Kim Bôi

Thời gian thực hiện:

01.01.2020 – 31.12.2022

Nhóm đối tượng

Đối tượng hưởng lợi trực tiếp:

  • 8.000 người dân địa phương tại 12 thôn, trong đó có 90% là người dân tộc Mường và Dao, sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động nâng cao năng lực và việc thực hiện các tiểu dự án phát triển;
  • 120 thành viên nòng cốt, bao gồm ít nhất 60 nữ (50%), được tập huấn áp dụng cách tiếp cận quản lý cộng đồng;
  • 100 thành viên các tổ hợp tác được tham gia các khóa tập huấn và được hướng dẫn về sản xuất theo hướng hàng hóa nhằm mục đích nâng cao thu nhập;
  • Khoảng 20 người, bao gồm các lãnh đạo Hội LHPN và cán bộ cấp xã và huyện tham gia vào hoạt động đối thoại và các hoạt động khác của dự án.

Đối tượng hưởng lợi gián tiếp:

  • Khoảng 15.000 người dân địa phương của 03 xã dự án sẽ được hưởng lợi từ các việc thực hiện các tiểu dự án phát triển và hoạt động xây dựng năng lực về năng lực tự giúp, bình đẳng giới và các chiến lược phát triển cộng đồng có sự tham gia.

 

Mục đích dự án:

Hoạt động phát triển nông thôn bền vững được cải thiện tại tỉnh Hòa Bình

 

Mục tiêu dự án:

Các thách thức trong phát triển tại địa phương được lựa chọn và giải quyết bởi các Nhóm cộng đồng

 

 

Các chỉ số đo của mục tiêu:

  1. Đến cuối dự án, ít nhất 60 tiểu dự án phát triển được tự quản thành công bởi người dân địa phương (tự quản trong việc lập kế hoạch, ra quyết định, thực hiện, giám sát và đánh giá; một tiểu dự án được coi là thành công khi dự án đạt được các mục tiêu đề ra).
  2. Đến cuối dự án, ít nhất 50% số hàng hóa được sản xuất bởi 12 tổ hợp tác sẽ có hợp đồng bán chung cho thương lái.

 

Các hoạt động

  1. Giới thiệu dự án tại huyện Kim Bôi và thành lập Ban quản lý.
  2. Giới thiệu dự án tại 12 thôn và lựa chọn 120 thành viên nòng cốt (50% là nữ).
  3. Tập huấn 16 khóa (2 ngày) cho 120 thành viên nòng cốt về các chủ đề Quản lý cộng đồng, Quản lý tài chính, Kỹ năng thúc đẩy, Thiết kế dự án dựa trên khung logic, Giới và dự án phát triển.
  4. 26 cuộc đối thoại giữa người dân và chính quyền xã.
  5. 39 cuộc thảo luận chuyên đề về các chính sách pháp luật liên quan, vấn đề giới, quy định về tổ hợp tác và sinh kế an toàn.
  6. Các cuộc họp lập hồ sơ cộng đồng, lựa chọn ưu tiên, thẩm định tiểu dự án, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tiểu dự án của nhóm cộng đồng và tổ hợp tác.
  7. Thực hiện 60 tiểu dự án phát triển của nhóm cộng đồng và tổ hợp tác.
  8. Thành lập 12 tổ hợp tác (100 thành viên) trong đó 50% là nữ.
  9. Thăm quan học hỏi kinh nghiệm, khảo sát nhu cầu thị trường.
  10. Tập huấn 08 khóa (2 ngày) cho 100 thành viên tổ hợp tác về các quy định tổ hợp tác quy trình trồng rau hữu cơ theo hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS), nuôi gà với thức ăn tự chế từ nguồn địa phương, nuôi ong và các sản phẩm khác.
  11. Tập huấn 07 khóa (2 ngày) cho 40 thành viên tổ hợp tác về các chủ đề liên quan về lập kế hoạch kinh doanh, ghi chép sổ sách, sơ chế đóng gói sản phẩm, truy suất nguồn gốc...
  12. Hỗ trợ 01 Ki-ốt để giới thiệu sản phẩm PGS và bán sản phẩm của các tổ hợp tác.
  13. Các hoạt động khác: Họp Ban quản lý dự án định kỳ, theo dõi giám sát, kiểm toán 6 tháng một lần, sơ kết giữa kỳ và cuối kỳ, đánh giá cuối kỳ từ bên ngoài…

© Copyright 2019-2024 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.