Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em

Dự án tại huyện Bạch Thông – Giai đoạn 1

Tên dự án:

Cải thiện điều kiện sống cho các cộng đồng nghèo thông qua cách tiếp cận Quản lý Cộng đồng, giai đoạn 1

Thông tin chung

Mã số dự án:

 

N-VNM-2021-0163

Nhà tài trợ:

 

Bánh mỳ cho Thế giới (BftW)

Chủ dự án:

 

DWC

Đối tác địa phương:

 

UBND huyện Bạch Thông

Thời gian thực hiện:

 

01.10.2021 - 31.12.2022

Nhóm đối tượng

Đối tượng hưởng lợi trực tiếp:

  • 405 người dân tại 10 thôn dự án thuộc 2 xã Nguyên Phúc và Tân Tú, huyện Bạch Thông
  • 12 lãnh đạo địa phương, 10 cán bộ thuộc các phòng ban Hạ tầng, Tài chính, Nông nghiệp, khuyến nông và 3 đại diện của HLHPN tham gia vào các hoạt động tập huấn, giám sát và đánh giá

Đối tượng hưởng lợi gián tiếp:

  • Khoảng 6.000 người dân địa phương của 10 thôn thuộc 02 xã dự án sẽ được hưởng lợi từ các việc thực hiện các tiểu dự án phát triển và hoạt động xây dựng năng lực về năng lực tự giúp, bình đẳng giới và các chiến lược phát triển cộng đồng có sự tham gia.

Mục đích dự án:

Điều kiện sống của người dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn được cải thiện.

Mục tiêu dự án:

Mục tiêu 1:

Điều kiện sống của dân tộc thiểu số tại 10 thôn dự án được cải thiện nhờ áp dụng quản lý cộng đồng liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng và canh tác nông nghiệp

Mục tiêu 2:

Năng lực của phụ nữ được cộng đồng thừa nhận nhờ các đóng góp của họ vào quá trình phát triến tại địa phương

Các chỉ số đo của mục tiêu:

Chỉ số 1.1:

Đến cuối dự án, năng suất nông nghiệp trên diện tích 40 ha canh tác của các thành viên “Câu lạc bộ tăng thu nhập” tăng lên 10% so với số liệu ban đầu

Chỉ số 1.2:

Đến cuối dự án, 55% hộ gia đình trong hai thôn dự án được tiếp cận đồng ruộng và thị trường nhờ có đường và cầu so với số liệu ban đầu

Chỉ số 2.1:

Đến cuối dự án, ít nhất hai mô hình canh tác thân thiện với môi trường do phụ nữ lãnh đạo tạo được thu nhập

Chỉ số 2.2:

Đến cuối dự án, ít nhất 40% các nhóm cộng đồng do phụ nữ làm lãnh đạo

Các hoạt động chính

  1. Hội thảo giới thiệu dự án tại huyện và tại 10 thôn dự án.
  2. Các cuộc họp chuyên đề có chuyên gia của Việt Nam thảo luận về Bình đẳng giới và Nông nghiệp thân thiện với môi trường.
  3. Bầu chọn 70 thành viên Nhóm nòng cốt cộng đồng với 50% là nữ để hỗ trợ nâng cao năng lực thông qua các khóa tập huấn, thực hành, và quản lý việc thực hiện các giải pháp cộng đồng.
  4. Thành lập 25 Nhóm cộng đồng với 175 thành viên để lập kế hoạch và thực hiện ít nhất 25 giải pháp cộng đồng.
  5. Thành lập 02 “Câu lạc bộ nâng cao thu nhập” với 80 thành viên. Các câu lạc bộ này sẽ được thúc đẩy và duy trì bởi Hội phụ nữ xã.
  6. 10 cuộc đối thoại giữa người dân và chính quyền địa phương để thống nhất về các giải pháp can thiệp cụ thể của dự án.
  7. 08 Khóa tập huấn cho các thành viên nòng cốt cộng đồng và chính quyền địa phương có 50% phụ nữ tham gia.
  8. 10 khóa tập huấn cho các thành viên Câu lạc bộ nâng cao thu nhập
  9. Các cuộc họp định kỳ của Câu lạc bộ thảo luận và ra quyết định về Mô hình nông nghiệp thân thiện với môi trường và tạo thu nhập, khuyến khích sự tham gia cả của các cặp vợ chồng để khắc phục hiện trạng định kiến giới trong gia đình...
  10. 06 Cuộc họp cấp xã để phê duyệt các đề xuất tiểu dự án do cộng đồng đề xuất liên quan đến cơ sở hạ tầng và canh tác nông nghiệp.
  11. Thực hiện ít nhất 25 tiểu dự án bởi các nhóm cộng đồng như tu sửa hoặc xây dựng các con đường và cầu quy mô nhỏ phục vụ canh tác và đi lại của người dân ra đồng ruộng, ra chợ, mương tưới để nâng cao năng suất. Các mô hình canh tác tập trung vào trồng rau và cây ăn quả an toàn hoặc hữu cơ theo nhu cầu thị trường.
  12. 10 cuộc họp thôn đầu tiên để đánh giá kết quả của các tiểu dự án cộng đồng.
  13. 02 Cuộc họp tại xã để chia sẻ kinh nghiệm tốt trong việc thực hiện các tiểu dự án cộng đồng và cập nhật tiến độ các hoạt động.
  14. 01 Hội thảo tại huyện để thảo luận về các cơ hội áp dụng/nhân rộng quản lý cộng đồng sang các thôn khác và lồng ghép vào các Chương trình mục tiêu quốc gia…

© Copyright 2019-2024 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.