Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em

Dự án Lục Yên

Tên dự án: Cải thiện điều kiện sống cho người dân vùng dự án thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và phát triển mô hình nông nghiệp bền vững theo phương pháp quản lý cộng đồng

 

Thông tin chung

Mã dự án:

2112VN160

Nhà tài trợ:

SODI (CHLB Đức)

Chủ dự án:

DWC

Đối tác địa phương:

Hội LHPN tỉnh Yên Bái

Thời gian:

01.10.2022 – 31.12.2025

Nhóm đối tượng

- Trực tiếp: 4.271 người dân sống tại 6 thôn mục tiêu (thuộc ba xã An Phú, Mường Lai, Minh Tiến). 20 đại diện hính quyền địa phương, 6 người dân từ các xã khác của huyện Lục Yên, tổng cộng là 4.297 người.  

- Gián tiếp: 15.237 người dân của ba xã.

Mục tiêu dự án

Người dân 06 thôn dự án tại ba xã An Phú, Minh Tiến và Mường Lai tham gia trao đổi tích cực, tự giác và mang tính xây dựng với chính quyền địa phương trong việc khắc phục các khó khăn chung và các thách thức trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Các kết quả

  1.  Năng lực tự quản của người dân trong thôn được tăng cường, họ xác định các khó khăn của địa phương, cùng xây dựng, lập kế hoạch các giải pháp chung và thực hiện giải pháp đó với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (60 người dân nòng cốt được tập huấn; 06 tổ hợp tác được thành lập với 60 thành viên nông dân nòng cốt sản xuất có kế hoạch rõ ràng và cùng nhau quảng bá cho sản phẩm của họ).
  2. Các nhóm cộng đồng được thành lập, tự xác định các dự án tự quản cộng đồng quy mô nhỏ dựa vào nhu cầu, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp và điều kiện sống nói chung (ít nhất 32 dự án tự quản cộng đồng được thực hiện, ví dụ như kênh mương và đường nội thôn).
  3. Các cơ cấu và phương thức sản xuất nông nghiệp cùng hợp tác và bền vững được thiết lập ở các thôn dự án (06 tổ hợp tác thành lập được đăng ký tại xã theo Nghị định 77/ND - CP 2019 của Chính phủ; 50% nhóm trưởng tổ hợp tác là nữ; tổ hợp tác không sử dụng thuốc diệt cỏ, tự sản xuất phân vi sinh và thức ăn chăn nuôi, không đốt ni lông trên đồng ruộng…).
  4. Kiến thức và nhận thức của người dân về chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống của họ được cải thiện và được trao đổi có tính xây dựng với chính quyền địa phương (24 cuộc sinh hoạt chính sách pháp luật và 18 cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân trong thôn dự án).
  5. Quản lý cộng đồng có kế hoạch nhân rộng trong huyện Lục Yên (tập huấn cho 25 tiểu giảng viên về các chủ đề liên quan đến quản lý cộng đồng và phương pháp tham gia; chia sẻ kinh nghiệm tại huyện và lập kế hoạch nhân rộng tại ít nhất 05 thôn ngoài thôn dự án)

Các chỉ số

  1. Năng lực tự quản của người dân trong thôn được tăng cường, họ xác định các khó khăn của địa phương, cùng xây dựng, lập kế hoạch các giải pháp chung và thực hiện giải pháp đó với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (60 người dân nòng cốt được tập huấn; 06 tổ hợp tác được thành lập với 60 thành viên nông dân nòng cốt sản xuất có kế hoạch rõ ràng và cùng nhau quảng bá cho sản phẩm của họ).
  2. Các nhóm cộng đồng được thành lập, tự xác định các dự án tự quản cộng đồng quy mô nhỏ dựa vào nhu cầu, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp và điều kiện sống nói chung (ít nhất 32 dự án tự quản cộng đồng được thực hiện, ví dụ như kênh mương và đường nội thôn).
  3. Các cơ cấu và phương thức sản xuất nông nghiệp cùng hợp tác và bền vững được thiết lập ở các thôn dự án (06 tổ hợp tác thành lập được đăng ký tại xã theo Nghị định 77/ND - CP 2019 của Chính phủ; 50% nhóm trưởng tổ hợp tác là nữ; tổ hợp tác không sử dụng thuốc diệt cỏ, tự sản xuất phân vi sinh và thức ăn chăn nuôi, không đốt ni lông trên đồng ruộng…).
  4. Kiến thức và nhận thức của người dân về chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống của họ được cải thiện và được trao đổi có tính xây dựng với chính quyền địa phương (24 cuộc sinh hoạt chính sách pháp luật và 18 cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân trong thôn dự án).
  5.  Quản lý cộng đồng có kế hoạch nhân rộng trong huyện Lục Yên (tập huấn cho 25 tiểu giảng viên về các chủ đề liên quan đến quản lý cộng đồng và phương pháp tham gia; chia sẻ kinh nghiệm tại huyện và lập kế hoạch nhân rộng tại ít nhất 05 thôn ngoài thôn dự án).

Các biện pháp và hoạt động sẽ được thực hiện:

  • Các hoạt động hướng tới kết quả đầu ra 1: Năng lực tự giúp của người dân địa phương được tăng cường.
  1. 1 hội thảo giới thiệu dự án tại cấp huyện và 6 cuộc tại cấp thôn bao gồm việc bầu chọn các thành viên nòng cốt.
  2. 6 cuộc họp thôn để phân tích các vấn đề và lựa chọn ưu tiên của cộng đồng (lập hồ sơ cộng đồng) bao gồm việc thành lập các nhóm cộng đồng (NCĐ).
  3. 12 khóa tập huấn hai ngày cho các thành viên nòng cốt cộng đồng bao gồm các thành viên của các NCĐ và các đại diện chính quyền địa phương liên quan.
  • Các hoạt động hướng tới kết quả 2: Các dự án tự quản quy mô nhỏ dựa vào nhu cầu được thực hiện bởi các nhóm cộng đồng.
  1. Các cuộc họp thôn thường niên để lập kế hoạch và đánh giá các tiểu dự án quy mô nhỏ và các cuộc họp thường niên cấp cộng đồng để thẩm định các dự án quy mô nhỏ.
  2. Thực hiện 32 dự án quy mô nhỏ.
  • Các hoạt động hướng tới kết quả 3: Thành lập các nhóm nông dân hợp tác trong sản xuất nông nghiệp – NDHT
  1. 6 cuộc họp thôn để thành lập các nhóm NDHT và 6 cuộc họp thôn để chia sẻ các kiến thức bổ ích sau chuyến thăm quan học hỏi kinh nghiệm về nông nghiệp không hóa chất.
  2. 12 khóa tập huấn cho thành viên các nhóm NDHT và tổ chức thăm quan học hỏi. Dự án tập huấn về các kiến thức nông nghiệp không hóa chất (như sản xuất phân vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế biến thức ăn cho vật nuôi từ các nông sản địa phương v.v.). Đồng thời sẽ tổ chức cho các nông dân nòng cốt đi thăm mô hình nông nghiệp không hóa chất trong nước để học hỏi về kỹ thuật và cách làm việc trong các tổ nhóm, sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị...
  3. Các dự án quy mô nhỏ của các nhóm NDHT để thực hiện các kế hoạch hàng năm của họ (như cải thiện phương tiện sản xuất/bể cấp nước, hướng dẫn kỹ thuật…).
  • Các hoạt động hướng tới kết quả 4: Cung cấp thông tin chính sách/pháp luật và các cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân tại các thôn dự án
  1. 18 cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân địa phương (3 đối thoại/thôn). Các cuộc đối thoại này nhằm tạo cơ hội chia sẻ thông tin giữa chính quyền xã và người dân trong 06 thôn dự án một cách minh bạch: Lãnh đạo xã chia sẻ thông tin về phát triển kinh tế xã hội trong xã và người dân trong thôn được đặt các câu hỏi để lãnh đạo xã trực tiếp giải thích/phản hồi. Hoạt động này giống như hoạt động tiếp xúc cử tri nhưng được tổ chức tại từng thôn dự án và có sự tham gia của các lãnh đạo chủ chốt của xã (như bí thư, chủ tịch, bộ phận tài chính, nông nghiệp, cơ sở hạn tầng…)
  2. 24 cuộc sinh hoạt chuyên đề (4 cuộc/thôn). Đây là các cuộc họp được các chuyên gia trong nước (cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện) đến chia sẻ với người dân trong thôn về các quy định pháp luật có liên quan đến đời sống của người dân như bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, quyền thừa kế, các quy định về bảo vệ môi trường, biến đổi khi hậu nông nghiệp sinh thái v.v…Các thôn dự án và chính quyền xã sẽ lựa chọn chủ đề sinh hoạt cụ thể.
  • Các hoạt động hướng tới kết quả 5: Nhân rộng Quản lý cộng đồng trong địa bàn huyện
  1. Lựa chọn và tập huấn 25 tiểu giảng viên địa phương về cách tiếp cận QLCĐ.
  2. 2 cuộc họp trao đổi cấp huyện về kinh nghiệm thực hiện các tiểu dự án phát triển cộng đồng và sự phối hợp giữa người dân và chính quyền địa phương.
  • Các hoạt động kèm theo
  1. Giám sát của DWC và khảo sát/thu thập số liệu
  2. Họp Ban quản lý dự án, BQL, hội thảo sơ kết và tổng kết
  3. Chi phí cho văn phòng, quan hệ công chúng, xây dựng năng lực/tổ chức cho DWC
  4. Kiểm toán
  5. Các chuyến thăm thực địa của SODI
  6. Đánh giá bên ngoài cuối dự án

© Copyright 2019-2024 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.